Một chiến dịch truyền thông hiệu quả là khi nó phù hợp và nhắm đúng đến một đối tượng khách hàng cụ thể. Do đó để đáp ứng được tốt mục tiêu của doanh nghiệp, các công ty cần linh động hơn để thay đổi phương thức truyền thông sao cho phù hợp với xu thế hội nhập công nghệ của người nông dân hiện nay.
Trong những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần người dân ở khu vực nông thôn đã có những bước tiến lớn. Thu nhập của nông dân ngày càng được cải thiện. Người nông dân ngày càng có những nhu cầu cao hơn trong cuộc sống như sức khỏe, dịch vụ xã hội… Bên cạnh đó trình độ dân trí tại nông thôn ngày càng tăng, nên nhu cầu thông tin đã trở nên phổ biến hơn trong khu vực này.
Xu hướng hội nhập công nghệ
Trước đây, thì PC, internet, mobile là những đồ dùng khá xa xỉ ở nhiều vùng đất Việt Nam nhưng ngày nay nó đã trở thành cuộc sống, là hơi thở của phần lớn tầng lớp dân cư.
Để thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình, hiện nay tại các nông thôn, số lượng người dân sử dụng các đồ điện tử, đồ công nghệ ngày càng ngày phổ biến. Thật vậy, bằng chiếc điện thoại thông minh sẵn có, người nông dân có thể dễ dàng biết được nhiều thông tin về nông nghiệp như giá cả nông sản lên xuống như thế nào, cách tưới nước hay bón phân cho cây sao cho hiệu quả… Và còn rất nhiều bổ ích khác về các vấn đề liên quan tới nông nghiệp như hạt giống, chính sách nông nghiệp, kỹ thuật canh tác…
Việc phổ biến của các thiết bị công nghệ điện tử tại khu vực nông thôn khiến đây là một thị trường hấp dẫn cho các nhà đài, công ty quảng cáo… để thực hiện chiến dịch truyền thông cho mình
Thay đổi phương thức truyền thông cho phù hợp với nông dân
Hiện nay sự phát triển của các kênh truyền hình, đài, báo giấy, báo điện tử, internet… cùng với thu nhập tăng giúp người nông dân có thêm các phương tiện để tiếp cận thông tin. Điều này đã tạo ra mối quan hệ ngày càng hữu cơ giữa người nông dân với truyền thông.
Theo một nghiên cứu không chính thức, có khoảng 60-80% nông dân ở các tỉnh ĐBSCL đã sở hữu smartphone và lướt net mỗi ngày. Kênh tiếp cận thông tin của nông dân thay đổi đòi hỏi các doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành cũng nên thay đổi phương thức truyền thông cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả truyền thông mang lại.
Hiện nay, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã nhanh chân khai thác truyền thông mảng social khá hiệu quả, không chỉ đạt mức nhận diện cao về thương hiệu mà đồng thời còn giúp mở rộng thị trường cũng như kênh phân phối với mức chi phí thấp hơn nhiều so với các loại hình truyền thông truyền thống như báo giấy, TVC, truyền hình, v.v…
Ngoài ra, người nông dân ngày nay không còn khái niệm tiếp thu kiến thức một chiều từ những đơn vị cơ quan, báo đài như trước mà cũng chủ động tìm hiểu thêm trên các kênh internet với công cụ Google. Chính vì vậy, việc đầu tư chăm sóc vào website của doanh nghiệp, cung cấp đúng những thông tin thiết thực cho người nông dân sẽ góp phần tăng thêm uy tín thương hiệu và tối đa hóa khả năng mua hàng từ những khách hàng này.
Mặc dù vậy, ở những vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn, doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng các kênh truyền thông phổ biến như truyền hình, truyền thanh, báo chí…
Về truyền hình, có thể xây dựng nhiều các chương trình chuyên biệt để phục vụ cho người nông dân. Như hiện tại đã có một số các chương trình như “Bạn của nhà nông” hay “Tạp chí khoa học nông nghiệp”
Cần tăng cường truyền thông qua các báo và tạp chí chuyên ngành. Như “Nông nghiệp Việt Nam”, “Nông thôn ngày nay”, “Kinh tế nông thôn” hay là “Nông thôn mới”… Đây là kênh hiệu quả để tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng nông dân khác nhau.
Chốt lại, điều quan trọng nhất hiện nay là cần có một chiến lược truyền thông tin riêng cho nông nghiệp-nông dân-nông thôn phù hợp để thúc đẩy sự tham gia chủ động của người dân vào môi trường truyền thông đang biến chuyển.
Tổng hợp