Trên toàn thế giới, người tiêu dùng đang ngày càng chọn các chế độ ăn kiêng đặc biệt để thỏa mãn cho nhu cầu muốn được ăn thực phẩm hữu cơ, ít chất béo, năng lượng thấp, ít đường hoặc loại bỏ các thành phần dựa trên sự dị ứng thực phẩm hoặc sự phán xét cá nhân. Gần hai phần ba số người được hỏi trên toàn cầu (64%) trong khảo sát mới về Sức Khỏe và Sự Nhảy Cảm Với Các Thành Phần Nguyên Liệu của Nielsen cho biết họ theo một chế độ ăn uống hạn chế hoặc không tiêu thụ một số loại thực phẩm hoặc một vài thành phần. Và tỷ lệ này còn cao hơn ở một vài khu vực nhất định. Ví dụ, tỷ lệ trả lời ở châu Á-Thái Bình Dương là cao hơn so với mức trung bình toàn cầu (72%). Việt Nam có tỷ lệ trả lời ngang bằng với châu Á-Thái Bình Dương; 72% người Việt Nam cho biết họ theo một chế độ ăn uống đặc biệt để hạn chế hoặc không tiêu thụ một số loại thực phẩm hoặc một vài thành phần nguyên liệu thực phẩm.
Chế độ ăn uống hạn chế lượng chất béo hoặc đường là loại chế độ ăn kiêng phổ biến nhất ở Việt Nam (với 46% và 25% tương ứng). Ngoài ra, một trong năm người được hỏi nói rằng họ tuân theo một chế độ ăn uống hạn chế tiêu thụ các loại thịt hoặc carbohydrate (18% và 17% tương ứng).
“Người tiêu dùng chọn các sản phẩm tốt nhất phù hợp với nhu cầu ăn uống của họ và muốn ăn theo cách nhằm đáp ứng được những nhu cầu thực sự đó, nhưng họ không thể làm điều đó một mình. Họ cần sự giúp đỡ từ các nhà sản xuất thực phẩm để cung cấp các sản phẩm đáp ứng được sự nhạy cảm thực phẩm và phục vụ nhu cầu cho chế độ ăn đặc biệt, và họ cần sự giúp đỡ từ các nhà bán lẻ để các sản phẩm đó được lên kệ đồng thời chủng loại các loại thực phẩm được mở rộng để phục vụ cho đa dạng hơn các nhu cầu của người tiêu dùng”, ông Rakesh Dayal nhận định, Giám Đốc bộ phận Nghiên Cứu Hành Vi Người Tiêu Dùng, Nielsen Việt Nam.
Theo báo cáo này, các động cơ chính giúp tạo nên các xu thế ăn uống “thông minh” hơn bao gồm:
Thành phần nhạy cảm mà mọi người muốn tránh: Khi nói đến sự chọn lựa thành phần nguyên liệu, sự tập trung vào các nguyên liệu đơn giản và ít lại các nguyên liệu nhân tạo hoặc thực phẩm chế biến, là một ưu tiên của đại đa số, một tư tưởng trở về với sự căn bản. Chất bảo quản nhân tạo (70%), màu sắc nhân tạo (68%) và hương vị nhân tạo (65%) đứng đầu danh sách các thành phần mà người tiêu dùng Việt Nam cố gắng tránh không sử dụng. Ngoài ra, hơn một nửa số người được hỏi nói rằng họ tránh dùng kháng sinh hoặc kích thích tố (59%) và các chất làm ngọt nhân tạo (52%). Người tiêu dùng không chỉ quan tâm về các thành phần trong thực phẩm; họ cũng lo ngại về bao bì thực phẩm. Sáu trong mười người Việt được hỏi nói rằng họ tránh các sản phẩm thực phẩm chứa trong bao bì làm từ BPA, một hóa chất được tìm thấy trong nhựa cứng và các lớp phủ của các gói thức ăn và lon đồ uống.
Người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe: Khoảng bảy mươi phần trăm người Việt nói rằng họ chú ý tới các thành phần trong thực phẩm và thức uống họ tiêu thụ và họ muốn biết tất cả mọi thứ tạo nên thực phẩm đó.
“Người tiêu dùng hiểu biết đang đòi hỏi nhiều hơn từ các loại thực phẩm họ ăn, và một số đang ưu tiên các thành phần trên nhãn hiệu,” Rakesh nói. “Đối với nhiều người tiêu dùng, sự đơn giản là tất cả, và thực phẩm với một danh sách ngắn của các thành phần nhận biết có sức cộng hưởng mạnh mẽ. Nhà sản xuất có hiểu biết về thị trường đang đáp ứng xu hướng này bằng cách sửa đổi danh mục sản phẩm bằng cách đơn giản hóa các danh sách thành phần thực phẩm và tạo ra các lựa chọn thay thế tự nhiên và hữu cơ cho các sản phẩm hiện có. Trong khi đó, các nhà bán lẻ cũng đang ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh và những thương hiệu “tốt hơn cho bạn” ở các khu vực trưng bày trung tâm của các cửa hàng, và nhấn mạnh thực phẩm tươi và dễ hỏng xung quanh chu vi đó để thúc đẩy tăng trưởng của ngành hàng này.”
Thực phẩm làm thuốc: Bảy mươi chín người Việt trả lời họ chủ động lựa chọn chế độ ăn uống để giúp ngăn ngừa tình trạng sức khỏe như béo phì, tiểu đường, cholesterol cao hoặc tăng huyết áp. Theo Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và ung thư được dự kiến sẽ chiếm khoảng 73% các ca tử vong trên toàn cầu vào năm 2020, tăng từ khoảng 60% năm 2001.
“Nhu cầu được sống khỏe mạnh thật sự rất lớn đối với đa số người tiêu dùng. Và điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, không có một chiến lược tiếp cận nào có thể đáp ứng cho tất cả các nhu cầu về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. Các nhà bán lẻ và nhà sản xuất cần phải xác định phân khúc tiềm năng cao của mình và động lực của sự gắn kết với những người tiêu dùng tiềm năng, và sau đó tạo ra các thông điệp và sản phẩm của mình cho phù hợp.” Rakesh Dayal cho biết thêm.
Theo Nielsen.com