… “Xoay quanh việc chống phân bón giả, bảo vệ người nông dân và mùa màng”
Trước những diễn biến phức tạp của thị trường, nhiều đề án, chính sách về Lật lại trật tự cho ngành phân bón Việt Nam đã được ban hành. Vấn đề là làm sao và bằng cách nào để những đề án đó đi được thực hiện triệt để và đồng bộ trong bối cảnh hiện nay.
Nỗ lực trước hết từ cơ quan ban ngành
Trước tiên, cần nâng cao trách nhiệm của các Bộ, Ngành có liên quan, thắt chặt quy trình cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật và quản lí chất lượng. Việc này cần thực hiện nghiêm minh, chính xác và trung thực . Xử lý nghiêm ngặt đối với những cá nhân, tổ chức biết luật mà vẫn cố tình vi phạm, trốn luật, tham nhũng, bao che cho với những vụ việc làm giả, làm nhái phân bón để gây ra những hậu quả nghiêm trọng tránh tình trạng xử phạt chỉ như “gãi ghẻ” trong thời gian qua.
Về mặt quản lý nhà nước, hiện mặt hàng phân bón đang do hai bộ là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Điều này dẫn đến tình trạng thực tế thị trường chúng ta các loại phân bón rất nhiều và cơ quan quản lý nhà nước không đủ nguồn lực và điều kiện kiểm soát. Do đó, vấn đề quản lý phân bón chỉ cần giao cho một bộ (hoặc Bộ NN&PNTT hoặc Bộ Công Thương) để mang lại hiệu quả cao nhất.
Mặt khác, thị trường giá phân bón liên tục biến đổi không chỉ khiến người nông dân rơi vào khó khăn mà còn khiến tình trạng phân bón giả ngày càng gia tăng. Cụ thể, cứ vào mùa vụ, người nông dân lại than trời vì giá phân bón lại tăng. Nông sản gần đây có tình trạng tiêu thụ chậm, dồn thêm khó khăn lên vai người nông dân. Vì thế, nhiều người lao vào các loại phân giá rẻ, không nguồn gốc. Cuối cùng, chính người nông dân và những nhà sản xuất phân bón chân chính là đối tượng chịu tổn thất nhất. Chính vì lẽ đó, việc điều tiết thị trường cũng là một vấn đề mà các nhà quản lý cần quan tâm.
Cần sửa quy định cho phù hợp với thực tế
Trước những bức xúc của vấn nạn trên, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cùng đại diện các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 202/2013/NĐ-CP – Đề án thực thi hiệu quả Nghị định của Phó Thủ tướng Chính phủ về Lật lại trật tự cho ngành phân bón Việt Nam Thông tư 41 và 29 về quản lý phân bón theo hướng quy định cụ thể hơn trách nhiệm của chính quyền các cấp ở địa phương khi để xảy ra những vụ việc vi phạm về sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng…
Trong thời gian chờ đợi sửa đổi nên thống nhất một cơ quan quản lý mặt hàng này, thay vì hiện nay có tới 2 cơ quan cùng “quản” là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ở cấp tỉnh cần thành lập ban kiểm tra liên ngành gồm: Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất một quy chế, tiện việc kiểm tra các cơ sở, cá nhân sản xuất phân bón mà không bị chồng chéo.
Bên cạnh đó, kiện toàn và tổ chức lại hệ thống Trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định của hai bộ về phân bón vô cơ và hữu cơ. Đồng thời, tăng mức chế tài xử phạt đối với cơ sở, cá nhân sản xuất, kinh doanh cũng như trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định về phân bón.
Cùng với đó, cần tổ chức đợt tổng kiểm tra hệ thống sản xuất, kinh doanh phân bón trên toàn quốc; trong đó làm điểm ở các địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Nghệ An; cương quyết xóa sổ những đơn vị không đủ điều kiện quy định để góp phần lập lại trật tự thị trường phân bón hiện nay để chống phân bón giả tràn lan trên thị trường.
Đặc biệt, để phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo lợi ích cho người nông dân cũng như doanh nghiệp sản xuất trong nước, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng nhiều doanh nghiệp đều đồng kiến nghị sớm sửa đổi Luật 71/2014/QH13…./.
Minh Kha
Nguồn: Tổng hợp