
Hồi trước còn đi học, có khi nào bạn tự hỏi tại sao lúc nào làm bài thuyết trình giảng viên cũng yêu cầu dùng hình ảnh minh họa hơn là từ ngữ không? Trong khi chữ viết sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết cụ thể hơn là hình ảnh.
Thực chất, não bộ của con người vô cùng phức tạp. Con người thường ghi nhớ thế giới xung quanh bằng các giác quan: nghe, nhìn, ngửi, nếm, cảm nhận. Mặc dù khả năng ghi nhớ bằng những giác quan này là khác nhau trong từng hoàn cảnh, nhưng nhìn chung, trí nhớ hình ảnh (Visual memory – cách con người ghi nhớ bằng hình ảnh) giúp kích thích tư duy, qua đó truyền đạt một khái niệm, một quan điểm, một hệ thống lý thuyết nào đó một cách dễ hình dung hơn. Do vậy, hình ảnh đó khi lặp lại đồng thời con người nhìn nhận ra được cả những ý nghĩa đã thấu đạt đằng sau. Chính vì vậy, việc xây dựng tình huống giả định; liên hệ tình huống đời thực; sắm vaiv v.v… luôn có một hiệu quả đặc biệt đối với con người.
Thứ nhất: hình ảnh tác động với chúng ta cả qua nhận thức và cảm xúc. Não bộ giải mã nhanh hơn và chính xác hơn nhờ sự phối hợp giữa nhiều vùng trong não (1), ngoài ra nó cũng được kích thích để liên tưởng và tư duy một cách sâu sắc hơn về vấn đề đang được trình bày thông qua hình ảnh.
Thứ hai: hình ảnh được ghi vào trong khu trí nhớ dài hạn trong khi từ ngữ chỉ được xếp vào khu trí nhớ ngắn hạn. (2) Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra con số, nếu như chỉ nghe đơn thuần thì sau 3 ngày ta nhớ được 10% lượng thông tin, nhưng nếu có thêm hình ảnh thì có thể nhớ được tới 65% (3).
Với não bộ, chữ không tồn tại. Ta không nhìn chữ dưới dạng một chuỗi kí tự, mà nhìn chúng dưới dạng hình ảnh. Như vậy, để ghi nhớ được một câu là quá trình não bộ ghi nhớ hàng chục đến hàng trăm hình ảnh – theo đúng thứ tự chữ cái – trong khi đó vẫn phải nhận thông tin từ tai. Một nhiệm vụ không dễ dàng gì!
Vậy sức mạnh của hình ảnh thể hiện như thế nào trong content marketing?
Bên cạnh những bài viết có nội dung hay, thứ thu hút sự chú ý của người đọc đầu tiên lại chính là hình ảnh. Đặc biệt đối với trẻ – và cả các học sinh cấp 3, đại học, việc sử dụng hình ảnh đơn giản, màu sắc phong phú bắt mắt sẽ giúp bạn ghi nhớ nội dung bài viết dễ dàng hơn. Không cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ.
Ngoài ra, hình ảnh có tác dụng trong việc truyền đạt ý tưởng trong các bài thuyết trình, người nghe sợ nhất là phải nhìn các slide đầy chữ và nhạt nhẽo. Thay vào đó là các hình ảnh rõ ràng, chất lượng và dễ đọc cùng câu nói tóm gọn sẽ dễ tiếp thu hơn rất nhiều và giúp cho người thuyết trình có thêm cơ hội trình bày khả năng nói thu hút người nghe giúp triển khai ý tưởng đạt hiệu quả và thành công hơn.
Hình ảnh nhấn mạnh điểm nổi bật, sử dụng các cặp hình ảnh đối lập luôn khiến ý kiến của bạn trở nên rõ ràng hơn. Các bài viết so sánh luôn sử dụng 2 hình ảnh song song để thể hiện: vấn đề đúng và sai, điểm tốt và xấu trong vấn đề người viết đề cập. Từ đó bạn không cần phải trình bày dài dòng quan điểm của mình nữa mà người nghe vẫn có thể hiểu được vấn đề.
Dùng để miêu tả, một quá trình hay ý tưởng sẽ được diễn tả đơn giản hẳn chỉ qua một hình vẽ, các biểu đồ diễn tả những con số kinh tế, sự phát triển hay những biến động trong mọi mặt kinh tế, xã hội, con người…thay vì phải đọc những dòng chữ, con số mà không thể hiểu và không thể hình dung ra được nội dung đang hướng đến là gì. Ví dụ như bức tranh diễn tả các giai đoạn của một chú sâu trở thành con bướm rực rỡ sẽ đơn giản, rõ ràng hơn rất nhiều.
Tóm lại, não bộ của con người chúng ta tiếp thu hình ảnh sẽ tốt hơn là chữ viết hàng loạt. Dù trong công việc nào liên quan đến con người hãy nhớ luôn đính kèm thông điệp và hình ảnh bởi chính đó sẽ làm ăn sâu vào tiềm thức con người một cách ngắn gọn và dễ dàng.
Thu Thảo
Nguồn: Rgb.vn